Tin tức






Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Điều kiện tự nhiên
Lượt xem: 51

1. Vị trí địa lý

 Cô Ba là một xã vùng cao biên giới, nằm phía bắc huyện Bảo Lạc, có đường biên giới dài 10 km/12 mốc, (từ mốc 580 đến mốc 589). Xã. Phía bắc giáp xã Bách Nam (huyện Nà Po,Trung Quốc); phía đông và nam giáp xã Khánh Xuân; phía tây nam giáp xã Thượng Hà; phía tây giáp thị trấn Bảo Lạc. Có vị trí quan trọng về Kinh tế, Quốc phòng. Xã có diện tích tự nhiên là 7.250,08 ha, dân số 3.589 người. Có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống: Nùng, Tày, Dao, Mông và Lô Lô.

2. Địa hình

 Xã Cô Ba có địa hình khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi với độ cao so với mặt biển thấp nhất là 200 m, cao nhất là 1.200 m. Ngọn núi cao nhất của xã là núi Ma Thiên Lĩnh (cao 1.200 m so với mực nước biển). Cùng với núi là hệ thống đồi, và các con đèo, tạo nên tính phức tạo, hiểm trở của địa hình Cô Ba. 

3. Giao thông

Giao thông của xã Cô Ba, trước đây hết sức khó khăn. Các con đường phục vụ nhân dân đi lại chủ yếu là đường mòn nhỏ hẹp, các con đèo dốc, với phương tiện giao thông chủ yếu ở đây là những đoàn ngựa thồ được dùng để chở hàng hóa. Vào mùa mưa lũ, đường bị sạt lở, có những thời điểm, người dân ở những xóm vùng sâu vùng xa của xã không thể lưu thông được. Ngày nay, với sự đầu tư của Nhà nước, tuyến đường từ trung tâm xã Cô Ba đi thị trấn Bảo Lạc; tuyến đường liên xã đã được đầu tư, nâng cấp, nên việc đi lại của nhân dân thuận tiện hơn trước rất nhiều. Trong những năm 2020, phần lớn các xóm của Cô Ba đã được tu sửa, mở mang, xe máy, xe ô tô có thể lưu thông được dễ dàng.

4. Sông ngòi

 có con sông Gâm chảy qua, với chiều dài là 12 km. Dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua mốc 589 (128), qua địa phận thôn Nà Rào 6 km, thôn Nà Tao 6 km, bên này sông là xã Cô Ba, bên kia sông là xã Khánh Xuân. Dòng sông chảy hết địa phân xã Cô Ba rồi đến thôn Nà Sài, xã Thượng Hà, đến khu 9 Pác Miào, thị trấn Bảo Lạc. Chiều rộng của sông khi mùa khô nước ít nước khoảng 70 - 80 m, độ sâu trung bình 3 -5 m. Vào mùa mưa lũ, chiều rộng của sông là 100 - 150 m, độ sâu trung bình 8 - 10 m. Vào mùa mưa lũ, dòng nước chảy xiết, gây ngập lụt, ảnh hưởng đến hoa màu và đời sống sinh hoạt của nhân dân ở các xóm có dòng sông Gâm chảy qua. Ngoài ra, trên địa bàn xã Cô Ba có các con suối lớn chảy qua là suối Khuổi Giào và suối Khuổi Nuôm. Suối Khuổi Giào chảy qua thôn Khuổi Giào rồi xuống Nà Tao gặp sông Gâm. Suối Khuổi Nuồm được bắt nguồn từ thôn Phiêng Sáng rồi chảy qua các thôn Nà Bôp, Nà Đôm ra sông Gâm. Bên cạnh sông Gâm, các con suối trên địa bàn xã Cô Ba có vai trò cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương. 

5. Khí hậu

Xã có hai mùa rõ rệt: mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch, và mùa lạnh từ tháng 9 đến tháng 2 âm lịch nǎm sau. Nhiệt độ trung bình hàng nǎm là 20 - 25, cao nhất 37C, tháp nhất vào mùa đông nhiệt độ có thể hạ xuống đến 0. Độ ẩm trung bình hàng năm 70-80%; lượng mưa trung bình khoảng 1.000-1.200 mm. Sương mù xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 (âm lịch) nǎm sau. Từ tháng 11 đến tháng 12 (âm lịch), trên địa bàn xã có hiện tượng băng tuyết. 

6. Tài nguyên

 Phía bắc của xã có khu rừng Đông Lình, thuộc hai thôn Nà Lùng, Ngàm Lồm. Từ những năm 70 trở về trước, trên các ngọn núi có rất nhiều loại cây gỗ quý như lát chun, lát hoa, nghiến, lim,... Tuy nhiên, nguồn tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do việc phát nương làm nương rẫy, khai thác rừng. Từ khi thực hiện công tác giao đất, giao rừng cho hộ gia đình quản lý, thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Những cánh rừng với các loại cây lấy gỗ, cây công nghiệp được trồng ở nhiều nơi, độ che phủ rừng ngày càng tăng. 

 

 

Tin liên quan